Sự học như con thuyền đi ngược dòng nước, không tiến ắt phải lùi
11/3/14

Nhà thiên văn địa lý

Một đêm kia, quan coi thiên văn trong triều tâu với nhà vua :
Thưa Hoàng Thượng, thần quan sát đã bảy ngày nay, hễ vào giờ này là góc trời phương Nam loé lên một ánh sao thật kỳ lạ. Theo thần biết thì đó là vùng đất xứ Thanh. Điều đó chứng tỏ có nhân tài chưa xuất đầu lộ diện, cúi xin Hoàng Thượng cho xuống chiếu chiêu hiền, may ra có người có người tài ra giúp nước nhà.
Vua chấp thuận và ban lệnh cho dân chúng vùng Thanh Hóa – mỗi làng phải nộp cho nhà vua một con trâu đực có chửa, hẹn trong vòng một tháng thì phải nộp đủ, nếu không bị tội.
Nghe tin ấy, dân chúng già trẻ cùng các hương dịch, chức sắc các làng lo mất ăn mất ngủ. Phen này ai cũng chắc mẩm là chết, vì có bao giờ trâu đực lại có chửa! Họa chăng là xuống gặp Diêm Vương mà mượn! Chiều ấy, cha Quỳnh là hương xã trong làng, đi họp về nét mặt nặng trĩu buồn rầu. Quỳnh thấy thế bèn hỏi thì được ông kể lại cho nghe đầu đuôi sự việc oái oăm kia. Nghe xong, Quỳnh cười, thưa với cha:
Xin cha cho con một ít tiền làm lộ phí đi đường. Con lên kinh lo việc này thì nhất định vua sẽ không làm tội làng ta nữa đâu.
Cha Quỳnh miễn cưỡng bằng lòng. Sáng hôm sau, Quỳnh khăn gói lên đường. Đến kinh thành, cậu bé nghỉ ngơi ở một quán trọ để đợi cơ hội…
Ngay khi nghe biết tin nhà vua cùng các quan hầu đi dạo cảnh phố phường, Quỳnh nấp dưới một bụi trúc bên đường, ra sức la khóc, gào thét cốt cho nhà vua nghe được. Nghe tiếng con nít khóc vang rân, vua sai lính dẫn đến cho ngài hỏi:
Bé con kia có việc gì buồn bực sợ hãi mà la om sòm thế?
Thưa Đức Vua, con khổ và buồn quá nên bỏ nhà đi, lại định tự vẫn chết cho xong…
Hãy nói cho ta nghe xem là việc gì nào? Quỳnh giả vờ khóc tức tưởi rồi thưa:
Con vốn mất mẹ từ lâu, sống thui thủi với bố, muốn có em bé để bồng ẵm cho vui nhưng bảo thế nào bố con vẫn không chịu đẻ cho con một đứa.
Vua nghe xong không chịu nổi cười, vuốt râu bảo:
Cái thằng ôn con này hay thật! Bố mày là đàn ông thì đẻ cái nỗi gì chứ! Đúng là dở hơi!
Bấy giờ, Quỳnh tiến sát lại bên kiệu vua mà nói :
Con không dở hơi đâu ạ, vì chính con nghe bố nói triều đình cũng có chiếu chỉ xuống bắt dân phải nộp mỗi làng một con trâu đực có chửa cơ mà!
Vua nghe xong té ngửa, trong bụng biết ngay đây là người tài, rất ứng với lời tiên đoán của quan thiên văn dạo nào. Lập tức, vua ra lệnh bãi bỏ chiếu chỉ “dở hơi” kia ngay.
Mọi người biết tiếng Quỳnh từ đó.

 Dòm nhà quan Bảng

Ðồ rằng Quỳnh xinh cùng thời với Thị Ðiểm Quan Bảng sinh ra thị Ðiểm, dạy học trò đông lắm. Quỳnh ngày ngày giả vờ đến xem bình văn, để ngấp nghé cô Ðiểm. học trò biết ý, vào thưa với quan Bản, ngài bắt vào hỏi. Quỳnh thưa:
- Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm.
Quan Bảng nói:
- Ta biết hết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn!
Quỳnh vâng. Quan Bảng ra một câu:
- Thằng quỷ ôm cái dấu, đứng cửa khôi nguyên
Quỳnh ứng khẩu đối ngay:
- Con mộc dựa cây bàng, dòm nhà bảng Nhãn
Quan Bảng thấy Quỳnh xuất khẩu thành chương có bụng yêu, giữ Quỳnh lại nuôi ăn học. Quỳnh học tấn tới lắm, kỳ nào văn cũng được đọc. Từ ngày trường quan Bảng có Quỳnh, bao nhiêu học trò danh sĩ đều phải nhận Quỳnh tài giỏi hơn cả. Quan Bảng thấy Quỳnh học giỏi, có ý muốn gả côQuang cao google
Ðiểm cho, mà cô Ðiểm nghe cũng thuận. Quỳnh biết rằng cô Ðiểm vào tay mình rồi, thoả được ước nguyền, song tính tinh nghịch, cứ đùa cợt luôn. Cô Ðiểm đứng đắn, thùy mị không ứa chớt nhả, Quỳnh lại càng ghẹo dai.

Quyển sách quý

Trong số quan lại ở phủ Chúa có rất nhiều hoạn quan tham lam, nịnh hót. Chúa tin dùng chúng vì chúng giỏi gièm pha, tâng bốc. Có tên hoạn quan cấp trên ghét Quỳnh lắm, hễ có dịp là hắn rình mò Quỳnh rồi tâu xấu với chúa, xúi chúa làm tội Quỳnh. Quỳnh biết điều đó nhưng làm ngơ, xem hắn như cỏ rác.
Một hôm, Quỳnh quắp nách một quyển sách rất đẹp, đi lơn tơn qua các hành lang, mặt vẻ nghiêm trọng rồi lại giấu giấu, giếm giếm… Tên hoạn quan kia đang rình mò Quỳnh, thấy vậy sinh nghi, bèn chạy theo níu áo đòi mượn sách xem. Hai bên giằng co một hồi thì tên quan giật được. Hắn lật từng trang, chỉ thấy toàn giấy trắng, đến trang cuối cùng có chữ, nhưng hắn cố căng mắt ra đọc cũng chả hiểu gì cả. Túng quá, hắn bảo Quỳnh đọc xem là gì, Quỳnh lại ra vẻ quan trọng bảo:
- Ðọc ở đây thật không tiện, nếu ông muốn nghe, xin mời đến nhà cho kín đáo. Về nhà, Quỳnh liền đọc cho tên quan kia nghe những đIều ghi trong trang sách ấy, đó là “Chúa vị thần viết, vi cốt tứ dịch. Thị thần quị nhi tấu viết, thần phùng chỉ phát.” Xong, Quỳnh lại diễn Nôm cho tên quan kia nghe, nghĩa câu đó là: “Chúa hỏi thần rằng làm xương cho sáo. Thị thần quì mà tâu rằng tôi may ngón tóc.” Nghe xong, quan hoạn cứ ngớ người ra chẳng hiểu mô tê gì cả, lại gãi đầu gãi tai nhờ Quỳnh giải thích. Quỳnh làm bộ ngó trước ngó sau rồi nói khẽ:
- Ông nghe thì không sao, nhưng nếu Chúa mà biết thì cầm chắc cái chết!
Tên hoạn quan thề rối rít:
- Không sao, chỉ có mình tôi biết thôi mà. Nếu có điều hệ trọng, ai lại đi tâu với chúa…
Quỳnh mỉm cười, giải thích:
- Nghĩa của nó là như thế này: Chúa hỏi thần rằng làm sao cho sướng? Thị thần quì mà tâu rằng tôi móc ngón tay! (Thị thần tức là hoạn quan )
Tên kia nghe xong, mặt đỏ tía tai, phùng mang trợn má lên hét:
- Thế ra lâu nay nhà ngươi tàng trữ sách chế giễu Chúa, lại còn thoá mạ những bầy tôi trung thành của Chúa. Hay lắm, rồi ngươi sẽ biết tay ta!
Ðợi hắn đi khỏi, Quỳnh liền tháo bỏ cuốn sách, lấy trang giấy vừa rồi đem đốt, thay vào đó là một trang giấy mới rồi hí hoáy viết vào một câu khác.
Quả nhiên sáng hôm sau, Quỳnh được lệnh vào chầu Chúa. Vừa thấy Quỳnh, Chúa hỏi ngay:
- Nghe nói khanh có quyển sách lạ, ta muốn xem!
- Tâu, quyển sách ấy của thần thật không có gì là lạ cả vì nó ghi những điều nhảm nhí bậy bạ. Xin Chúa đừng xem!
Nghe Quỳnh nói, Chúa lại càng chắc rằng điều mà tên hoạn quan ton hót với mình là đúng bèn phán:
- Nhà ngươi viết những gì trong sách mà không dám cho ta xem. Nếu không có gì phạm thượng thì cứ lấy đưa ta xem!
Quỳnh cứ một mực tâu là sách chẳng đáng xem, Chúa lại càng ngờ hơn, sau cùng thì sai lính áp giải Quỳnh về tận nhà lấy sách đem vào cho Chúa xem. Khi có sách ,vua giở mãi đến trang cuối mới thấy một câu: Ngã tư thế sự. Tư viết tả tô chấn tân thịnh nền giai khống xái châu.
Theo lệnh chúa, Quỳnh xướng đọc và diễn nghĩa từng đoạn như thế này : “Ngã tư thế sự,” là ta nghĩ về dự thế, “Tư viết,” là nghĩ rằng, “tả,tô, chấn,” là mình phải tả, tô điểm thêm, làm cho hưng chấn thêm, ” tân thịnh nền ” là đẹp vô cùng , “Xái châu,” là châu báu cũng không sánh kịp.
Nghe xong Chúa cười phào nhẹ nhõm: đúng là chẳng có gì đáng nghe cả, chỉ là một câu lằng nhằng về ý tứ, nhưng Chúa lại cho rằng Quỳnh có ý khen tặng ngài là bậc anh minh, bèn thưởng mười nén bạc cho Quỳnh!
Thấy không làm gì được Quỳnh, chiều hôm ấy, tên hoạn quan mò tới nhà Quỳnh, vỗ về :
- Trạng đừng trách tôi đã ton hót với Chúa nhé. Vì nếu không thế thì sao Chúa biết đến sách quý của trạng và được thưởng hậu thế!
Quỳnh chẳng nói chẳng rằng, mở tủ lấy quyển sách kia ra để trên bàn và nói:
- Ai lại trách ông làm gì. Có điều ông không biết rằng chính cái câu tôi viết trong sách không phải để đọc cho Chúa nghe mà để dành riêng cho ông đấy!
Trong khi tên hoạn quan còn ngơ ngác chưa hiểu ất giáp gì thì Quỳnh đã chỉ vào sách , đọc :
- “Ngã tư thế sự,” là tao nghĩ cái trò đời, “tư viết,” là nghĩ rằng, “tả tô chấn,” là tổ cha hắn, “tân thịnh nền,” là tên lịnh thần, “giai khống,là “không dái” “xái châu,” là xấu chơi ! Cả câu đọc lái sẽ la…, ông đã thông chưa nào ?
Tên hoạn quan nghe xong thì giận bầm gan tím ruột, cay đắng cõi lòng nhưng cứng họng không thốt ra được lời nào, lẳng lặng rút lui.

Làm Thơ Xin Ăn

Một hôm, cô ta đang đứng trên bờ ruộng, tay chống nạnh, đầu có nón quai thao, quan sát các nông dân làm thuê gặt lúa thì có một chàng thiếu niên dáng vẻ nho sinh đi ngang qua. Nho sinh thấy cảnh đó liền dừng lại hỏi thăm một bác nông dân về cô gái kia. Bác nông dân bảo cô ta là con gái của chủ ruộng, ngày nào cũng ra đứng đây để mà đôn đốc việc đồng áng, nói là thế nhưng thật ra ai làm lụng chậm chạp một tí là cô ta ngoác miệng ra chửi chẳng tiếc lời. Có lắm người tuy đói nhưng ráng chịu chứ không làm thuê cho cô ta để khỏi bị nhục.
Nghe kể xong, chàng thiếu niên liền tiến đến gần bờ ruộng nơi cô kia đang đứng. Thiếu niên bảo cô nàng mình là học trò lỡ độ đường, nhịn đói đã hai ba bữa nay, xin cô gia ân bố thí cho ít lúa thổi cơm.
Thấy chàng trai khôi ngô khoẻ mạnh lại đi xin ăn, cô gái nguýt dài và bảo:
- Này, cô bảo cho biết, của đâu mà lấy không của người ta hả, nếu đúng học trò thì ứng khẩu xuất thi cho cô nghe lọt lỗ tai đã, bằng không thì cứ thẳng đường mà xéo!
Chàng thiếu niên kia nhận lời ngay và xin cô gái ra chủ đề cho mình làm thơ. Cô kia bảo:
- Ðã ăn xin còn vẽ chuyện, cứ làm thơ xin ăn là hợp nhất chứ còn đề điếc gì nữa!
Chàng trai suy nghĩ trong thoáng chốc rồi đọc to:
Tuyên Quang, Hoằng Hoá cũng thờ vua
Nắng cực cho nên phải mất mùa
Lại đứng đầu bờ xin xỏ chị
Chị lỡ lòng nào chị chẳng cho.
Nghe xong bốn câu thơ ấy, cô gái đỏ gần cả mặt, ngượng quá không còn biết nói năng gì nữa cả, vội vội vàng vàng lấy lúa đưa cho chàng trai kia. Chàng kia chẳng thèm cám ơn, đi thẳng một mạch trong tiếng cười khúc khích của các người làm ruộng thuê.
Về sau, người ta biết ra chàng trai ấy chính là Trạng Quỳnh. Còn phần cô gái thì sao? Cô ta mất hẳn cái thói đanh đá chanh chua, mà cũng từ hôm ấy, không thấy cô ra đồng đứng chống nạnh như trước nữa.

Tiên sư thằng thái bảo

Các bà, các cô chợ búa ở khắp các phường kinh thành Thăng Long, chưa bao giờ đi chợ lại gặp chuyện lạ kỳ như sáng hôm nay. Họ đến hàng thịt lợn, thịt trâu, thịt bò,… hỏi mua, nơi nào người ta cũng lắc đầu quầy quậy nói đã có khách đặt trước rồi. Người mua không nghi ngờ gì, tin người bán nói thật vì các loại thịt đều đã được thái nhỏ ra thành miếng chứ không để nguyên tảng.
- Hỏi ra mới biết nhà vua ngày ngày giao cho quan Trạng làm chủ một tiệc rất lớn. Nghe nói khách đông lắm phục dịch không xuể. Gia nhân được lệnh quan Trạng, đến báo cho các hàng thịt khắp nơi thái sẵn, có bao nhiêu cũng mua, đắt mấy cũng lấy, để về nhà bếp chỉ có việc chế biến gia giảm, kịp làm cỗ, soạn mâm.
- Nhưng ngày hôm ấy, đến khi chợ vãn hết người, ruồi muỗi vù vù đến bâu, các quầy hàng thịt vẫn còn đóng ghế ngồi đợi… Quá trưa sang chiều, thịt đã bắt đầu ôi chảy nước ra vẫn không thấy mặt mũi khách hẹn đâu. Trong bọn họ nhiều kẻ sốt ruột, đành liều thẳng đến nhà quan chẳng thấy cổ bàn, khách khứa nào cả. Họ hỏi đầu đuôi, thì chính Quỳnh ra trả lời rằng:
- Sao bà con lại dại dột cả tin như vậy? Chắc có đứa nào mạo danh “Trạng” chơi xỏ đấy thôi. Cớ sự đã thế, bà con cứ gọi những thằng nào, con nào “bảo thái” ra mà chửi cho bọn khoảnh ác chừa cái thói ấy đi.
- Các hàng thịt không nhớ mặt, biết tên phường những người đặt hàng. Bực mình chỉ còn biết đứng ra giữa chợ chửi um lên: Tiên sư thằng “Bảo Thái”! Tiên sư thằng “Bảo Thái”!
- “Bảo Thái” là niên hiệu vua Lê đương thời. Thành thử nhà vua không làm gì bọn hàng thịt mà bị chúng réo tên chửi oan, không còn mặt mũi nào ra khỏi cổng thành nữa.

Trạng chết chúa băng hà


Từ bận ấy, chúa có bụng ghét Quỳnh. Được mười hôm, chúa đòi Quỳnh vào thị yến, định đánh thuốc độc cho chết, Quỳnh biết chúa căm về mấy chuyện trước, lần này đòi vào thị yến, chắc là có chuyện. Lúc đi dặn vợ con rằng:
- Hôm nay ta vào hầu yến Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì không được phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, cắt hai đứa quạt hầu, rồi gọi nhà trò về hát, đợi bao giờ phủ chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang.
Dặn xong, lên võng đi.
Quỳnh vào đến cung, đã thấy chúa ngồi đấy rồi. Chúa bảo:
- Lâu nay không thấy mặt, lòng ta khát khao lắm. Vừa rồi, có người tiến hải vị, ta nhớ đến ngươi, đòi vào ăn yến, người không được từ.
Quỳnh biết chúa thù về cây cải hôm nọ, không ăn không được. Vừa nếm một miếng thì chúa hỏi:
- Bao giờ Quỳnh chết?
Quỳnh thưa:
- Bao giờ chúa băng hà thì Quỳnh cũng chết?
Ăn xong, Quỳnh thấy trong người khang khác, cáo xin về. Vừa về đến nhà thì tắt hơi. Vợ con cứ theo lời Quỳnh dặn mà làm. Chúa sai người dò xem Quỳnh có việc gì không, thấy Quỳnh đương nằm võng nghe nhà trò hát, mà người nhà thì đi lại vui vẻ như thường, về tâu với chúa. Chúa liền đòi đầu bếp lên hỏi xem đánh thuốc thế nào mà Quỳnh không việc gì.
Chúa ăn thử, được một chốc thì chúa lăn ra chết.
Nhà Quỳnh nghe thấy trong dinh chúa phát tang thì ở nhà cũng phát tang. Chúa và Trạng đưa ma một ngày. Thế mới biết Quỳnh chết đến cổ còn lừa được chúa mới nghe. Người đời sau có thơ rằng:
"Trạng chết chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn".

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét