Sự học như con thuyền đi ngược dòng nước, không tiến ắt phải lùi
11/3/14

Tôi nghĩ người ta đã hoàn toàn chính xác khi nói rằng thật dễ để mà làm một thiên thần khi chẳng ai động đến bạn, khi không có ai khiến bạn xù lông – tức là chọc giận hoặc gây ảnh hưởng đến bạn. Nhưng có vẻ như những người “khiến người khác phải xù lông” sẽ luôn có mặt ở quanh chúng ta.

Có một câu chuyện kể rằng, Vương công Otto von Bismarck, người từng là Thủ tướng của nước Phổ (nước Đức) vào thế kỷ thứ 19, có lần đã giận điên lên bởi lời phê bình của một vị giáo sư (hẳn là vị giáo sư này đã khiến Bismarck phải xù lông), đến mức ông quyết định thách thức vị giáo sư đó tham gia một cuộc đấu tay đôi. Nghi thức của thời này là người bị thách thức cũng sẽ là người được lựa chọn vũ khí.

Vị giáo sư đó đã lựa chọn vũ khí là… xúc xích! Ông gửi thư cho Bismarck, cùng với hai chiếc xúc xích, nói rõ rằng một trong hai chiếc là xúc xích bình thường, ăn vào vẫn an toàn. Chiếc còn lại đã được tẩm độc, sẽ gây ra một cái chết từ từ và kéo dài, hoặc ít nhất là tàn phế, bệnh tật liên miên. Vị giáo sư này nói với Bismarck rằng Thủ tướng cứ việc chọn ăn một chiếc xúc xích, còn ông sẽ ăn chiếc còn lại.

Sau khi suy nghĩ, Bismarck đưa ra lý do rằng một người đàn ông có thể chết với danh sự trên trường đấu tay đôi, chứ không bao giờ nên chết vì… ngộ độc thức ăn cả. Nên ông gửi thư trả lời: “Ngài Thủ tướng đã hủy cả hai chiếc xúc xích và mời giáo sư đến làm khách dùng bữa tối nay. Sau khi cân nhắc, Ngài Thủ tướng cảm thấy rằng mình có thể đã hơi sai lầm một chút. Ngài tin rằng khi gặp gỡ, hai bên có thể tìm được tiếng nói chung”.

Một trong những hành trình quan trọng nhất mà một người từng đi có thể là “gặp ai đó ở nửa đường”, với nghĩa bóng là tìm đến sự thỏa hiệp. Bismarck đã “gặp đối thủ của mình ở nửa đường” và chọn cách tìm ra điều hữu ích gì đó từ cuộc xung đột này.

Khi những người khác khiến chúng ta muốn xù lông, chúng ta luôn có một lựa chọn. Chúng ta có thể gặp họ trên trường đấu, nơi rõ ràng là một người sẽ thắng và người còn lại sẽ phải thua; hoặc chúng ta có thể gặp họ ở nửa đường – tức là nhận ra điểm chung, điểm hữu ích để thỏa hiệp với họ. Cho dù được trang bị chỉ bằng lời nói, chúng ta vẫn có thể tìm kiếm sự tổn thương, hoặc tìm kiếm một giải pháp.

Chính lựa chọn mà bạn đưa ra sẽ tạo nên sự khác biệt hoàn toàn.


0 Nhận xét :

Đăng nhận xét