Sự học như con thuyền đi ngược dòng nước, không tiến ắt phải lùi
10/3/14

Bạn thích thú vẽ một tác phẩm trên cát, và bất thần ngồi nhìn sóng biển. Bạn bắt đầu đếm từng đợt sóng.. một, hai… đẹp quá… ba, bốn… ôi, quá đẹp… năm, sáu… và cuối cùng, bạn giật mình nhận ra “tác phẩm” kỳ công vẽ lúc nãy nay chỉ còn những vệt cát lờ mờ. Một câu chuyện lãng mạn chăng? Không, thực ra đây chính là cách mà trí nhớ của bạn hoạt động.
Vào thế kỉ 19, sau nhiều nỗ lực nghiên cứu về trí nhớ thì  nhà tâm lý học nổi tiếng người Đức, Hermann Ebbinghaus đã công bố đồ thị của “trí quên”. Theo đồ thị này thì khả năng gợi nhớ của bạn về bất kỳ một thông tin nào cũng sẽ giảm dần theo thời gian.
memory0
Khi nhìn vào những đường cong này, có những người kết luận “Thật hay, tôi không những có một trí nhớ tồi, mà trí quên cũng quá tuyệt vời!”. Song cũng có những người nghĩ “Oa, những đường cong này là gợi ý tuyệt vời cho một phương pháp học nhàn hơn mà nhớ lâu hơn!”.
Nếu bạn để ý, “tác phẩm” của bạn vẽ trên cát lúc nãy chỉ biến mất khi bạn đứng đó mà không làm gì thôi. Chứ nếu bạn thay đổi phương pháp, mỗi lần sóng kéo ra xa, bạn có thể vẽ lại, hoặc kỳ công hơn thì đắp hẳn cái đập cát chắn sóng, hoặc chắc ăn nhất là đổ quách bê tông cho oai, đảm bảo sóng đập thoải mái.
memory1
Tóm lại, nếu bạn không lập kế hoạch để nhớ, thì một kế hoạch để quên đã có sẵn ở đó cho bạn. Thường là sau 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 1 quý, 1 nửa năm mà bạn không ôn lại, thì chắc chắn chúng sẽ rơi rụng lả tả, ôn lại sẽ rất khó khăn. Điều này giải thích tại sao nhiều bạn ngày xưa học lại vất vả như vậy! đó là do thói quen “Bài hôm nay, cứ để… tuần sau”.
study_skills_tips
Ví dụ hôm nay thứ tư học Sử thì về nhà anh em thường lao đầu vào học Địa để kiểm tra miệng ngày mai. Chứ còn Sử hả? vội gì, thứ tư tuần sau mới học cơ mà! Và theo biểu đồ “trí quên” trên, tới thời điểm thứ ba tuần sau, mai có Sử rồi, lấy ra ôn thì ôi thôi, khả năng gợi nhớ đã giảm tới 80% rồi, việc ôn lại trở nên khó hơn bình thường. Chưa kể sau bao năm theo chiến lược đó, bạn còn được khuyến mại thêm một thói quen không tốt là“luôn lo lắng cho ngày mai”
Giải pháp là gì?
Bài hôm nào xào ngay… cho nóng!
Nếu bạn thay đổi chiến lược, thay vì tuần sau mới học thì thứ tư học Sử, tối về lấy vở ra xào ngay cho thuộc lòng luôn. Ơ, thế còn bài Địa ngày mai??? đừng quên là nếu bạn áp dụng chiến lược này, thì bài Địa đã được học xong từ trước đó rồi, khả năng gợi nhớ đảm bảo chỉ giảm tầm 30-40% thôi, chỉ cần chưa đầy 7 phút lôi vở ra để tăng nó lên 100%.
writer
Nếu bạn sắp xếp kế hoạch tốt, cuối tháng lại lôi bài sử đó ra nghiền lại 7 phút nữa, rồi khoảng 3 tháng lại làm phát nữa. Và rồi cuối học kỳ, điều kì diệu xảy ra, có khi bạn sẽ làm đề cương không cần… giở sách chép nữa, thuộc luôn rồi! Vì lúc ấy bài sử đó đã được lưu vào “trí nhớ dài hạn”, tức là trở thành bạn thân của những thông tin quá quen thuộc như “2/9 là ngày quốc khánh”. Chưa kể bạn vô tình luyện được thói quen rất tốt “tập trung hiện tại và lập kế hoạch tương lai”
Ngày tuần tháng quý hăng say,
Ôn bài theo mốc nhớ ngày càng sâu!
Như vậy, theo lý thuyết trên thì bạn hoàn toàn dễ dàng đưa bất kỳ một thông tin nào dù là khó nhất vào trí nhớ dài hạn của mình. Nghe thì hay đấy, song rắc rối là nếu khi có quá nhiều thông tin, sao biết được một thông tin nào đó đã đến thời điểm để ôn? Làm sao biết hôm nay nên ôn những gì?
Ối! chắc để quản lý được đống này thì vỡ đầu mất. Thôi, hay là cứ phương pháp cũ cho lành, nước đến chân mới nhảy cũng được, cố nhảy thì kiểu gì mà chả qua. Đừng quá lo lắng thế, khi bạn thấy mình không đủ sức, thì có nghĩa là chúng ta cần áp dụng một bí quyết trong môn võ Aikido, đó là dựa lực.
Hãy tận dụng sức mạnh của công nghệ!
Rất đơn giản, bản chất của việc này là chúng ta cần một công cụ nào đó để tự động nhắc tới thời điểm nào đó trong tương lai phải làm một thứ gì đó.
futureme
Chịu khó tìm kiếm, bạn sẽ thấy có rất nhiều công cụ online hoặc phần mềm giúp bạn thực hiện điều này, ví dụở trang này bạn có thể tìm thấy các công cụ cho phép bạn tự gửi email cho mình vào một thời điểm trong tương lai. Còn mình thì đơn giản là xài ngay chính… google, hãy xem anh chàng khổng lồ mà miễn phí này sẽ giúp được bạn thế nào nhé!
inspirational-google-logos-6
Nếu bạn dùng gmail, bạn sẽ thấy có một chức năng rất thú vị là Google Calendar. Ngoài là một công cụ theo dõi lịch, quản lý công việc tuyệt vời, khi biết cách nó cũng hoàn toàn có thể giúp chúng ta đạt được mong muốn trên. Nếu được, bạn hãy vừa đọc vừa thực hành luôn nhé!
Bước 1: Tạo ra một lịch riêng 
Bạn vào Gmail > để ý thanh công cụ bên trên > tìm tới Calendar > chọn Create New Calendar
1 create new calendar
Sau  đó điền các thông tin cần thiết và nhấn Create Calendar.
creat calendar
Bước 2 : Thiết lập chế độ nhắc nhở mặc định
Bạn cần làm bước này để mỗi lần tạo ra một sự kiện mới bạn đỡ phải thiết lập lại từ đầu. Hãy click vào mũi tên trỏ xuống cạnh lịch bạn tạo ra ở góc trái, chọn vào Reminders & Notifications.
settings
Sau đó click vào add a reminder và chọn email, 10, minutes. Nhấn save để quay về màn hình lịch.
recallb2
Bước 3 : Nạp thông tin
Ví dụ hôm nay 2/2/2013 mình cần nhớ 1 bài về “Sự ra đời của não bộ”. Bạn hãy tìm tới ô ngày 2/2 và click vào khoảng trống  sẽ có một bảng để điền thông tin xuất hiện.
new info
 Ở phần what, bạn điền tên bài cần nhớ vào. Sau đó click vào edit event để điền thông tin chi tiết.
suradoinaobo
Bạn có thể tận dụng mục where để bổ sung lưu ý, lợi thế là thông tin sẽ hiển thị ngay trên lịch khi click vào.
where
Bước 4 : Lên kế hoạch ôn tập.
Khi nhìn trên lịch, bạn đã có thông tin đầu tiên. Bây giờ bạn cần “nhân bản” (duplicate) nó ra và đặt vào các điểm mốc ôn tập. Hãy click vào thông tin vừa tạo, chọn edit event.
duplicate
Sau đó chọn more actions bên trên cùng, rồi chọn duplicate event.
duplicate2
Khi dòng more actions biến mất, tức là google đã nhân bản thành công, bây giờ bạn đơn giản chỉ cần chỉnh lại thời gian sang thời điểm khác. Hãy nhấn vào ô ngày ở bên trái, và chỉnh lại thời gian, ví dụ 1 tuần nữa là 9/2/2013, rồi save.
duplicate5
Sau khi nhấn save, bạn sẽ ra màn hình lịch với thêm một thông tin nữa ở ngày 9/2. Sau đó bạn tiếp tục làm duplicate tiếp và chỉnh lại thời gian vào các thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
duplicate4
Chúc mừng bạn! Vào đúng các ngày bạn thiết lập bên trên, google sẽ tự động gửi thông tin vào hòm mail của bạn! Khi nhận được mail, hãy dành 5-7 phút đọc lại, và sau 6 tháng bạn sẽ thuộc nằm lòng thông tin đó.
CHÚ Ý : Thiết lập chế độ filter để hòm inbox không bị spam mỗi ngày ^^!
Điều này rất cần thiết, vì khi lượng mail nhắc nhở nhiều lên thì hòm inbox của bạn sẽ bị chật cứng luôn. Chúng ta sẽ lọc các mail nhắc nhở riêng ra một mục bằng cách vào inbox, nhấn vào chỗ mũi tên chỉ xuống để hiện ra như bảng dưới, ở chỗ from bạn điền calendar-notification@google.com và chọn Create filter with this search.
9 filter
Sau  đó tick Skip the Inbox, rồi chọn Choose Label, New Label và điền tên mục bạn mong muốn vào. 10 filter
Ví dụ mình đặt là E, và thế là mỗi lần mail nhắc của Google sẽ được đưa vào hòm E thay vì hòm Inbox. Cách này sẽ giúp mình quản lý email hiệu quả hơn mà vẫn cập nhật được tình hình mail nhắc nhở.
11 fiter finish
Bên cạnh đó, nếu bạn quan tâm tới tiếng Anh thì khi kết hợp với phương pháp ViTaSusu bạn sẽ có một công cụ hỗ trợ cho việc học tiếng Anh cực hiệu quả. Đầu tiên là nếu bạn chưa biết về ViTaSusu thì có thể tìm hiểu đây.
6th_century_Kannada_inscription_in_cave_temple_number_3_at_Badami

Bạn có thể thấy đó là một phương pháp giúp bạn thuộc nghĩa từ tiếng Anh rất dễ dàng, song nếu chỉ thuộc thôi thì chưa đủ, bạn cần có thêm những thông tin khác nữa, cũng như sự ôn tập hợp lý để thực sự thành thạo chúng.
Cách làm cũng tương tự như trên, ví dụ hôm nay bạn học từ reproach nghĩa là trách mắng chẳng hạn. Thì bạn cũng tạo ra một event ở trên lịch bằng cách trên và điền các thông tin cần thiết vào. 3a
Mình thường điền ở phần what nghĩa tiếng Việt & nghĩa tiếng Anh, còn phần where là một cách thú vị giúp nhớ nghĩa, và phần description là các thông tin khác như ví dụ, cách sử dụng v.v…
3b
Sau đó bạn duplicate vài lần, chỉnh sửa mốc thời gian tương tự như đã được hướng dẫn bên trên. Thế là bạn đã có một bộ “từ điển từ vựng” thông minh, vừa giúp bạn lưu các từ mình học được, vừa nhắc nhở bạn ôn tập một cách có kế hoạch.
Cuối cùng là một vài lưu ý giúp bạn sử dụng phương pháp này linh hoạt
#1 – Để gia tăng hiệu quả và hứng thú ôn tập, trong phần edit event có mục attact files, bạn có thể upload file ảnh chụp vở ghi, hoặc ảnh minh họa, hay sơ đồ tư duy của bạn về bài học đó.
#2 – Nếu có một kiến thức nào đó cực kỳ quan trọng, và bạn muốn google nhắc nhở hàng tuần thì khi ở phần edit event, hãy click vào ô repeat, bạn có thể tùy chỉnh rất nhiều thứ ở đây. Và bạn sẽ không phải duplicate thủ công nữa.
repeat#3 – Hãy học cách thao tác thật nhanh trên google calendar, bạn có thể tham khảo một số phím tắt tại đây.
Mong chờ tin tốt lành từ bạn!

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét